Để giữ được sự tập trung không phải là dễ, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện tình trạng mất tập trung. Hãy thử một - hoặc cả 10 mẹo này nhé!
1. Loại bỏ phiền nhiễu
Làm sao để tập trung?. Điều đầu tiên đầu tiên: Bạn cần loại bỏ những thứ gây xao nhãng. Mặc dù bạn không thể một lúc từ bỏ hết mọi thứ, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng việc giảm bớt hoặc loại bỏ càng nhiều phiền nhiễu càng tốt.
Đầu tiên là với những điều đơn giản như:
Chuyển đến một khu vực yên tĩnh
Tắt thông báo trên điện thoại hoặc tắt hoàn toàn điện thoại của bạn
Đóng cửa văn phòng của bạn
Nói với những người xung quanh đừng làm bạn phân tâm trong một khoảng thời gian
Đóng các chương trình hoặc ứng dụng không cần thiết trên máy tính của bạn
2. Một liều lượng nhỏ Caffein
Uống cà phê, hoặc đồ uống có chứa caffein khác, với liều lượng nhỏ có thể có tác động tích cực đến khả năng tập trung của bạn. Chìa khóa để tận dụng tốt nhất các đặc tính của caffeine là tiêu thụ nó ở mức độ vừa phải.
Nếu bạn uống quá nhiều, bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, điều này thường làm giảm khả năng tập trung của bạn.
3. Thực hành kỹ thuật Pomodoro
Tập trung giúp bạn hoàn thành nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Mặc dù điều đó nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng áp dụng vào thực tế. Vì vậy, khi bạn đang vật lộn với khoảng chú ý của mình, hãy thử kỹ thuật Pomodoro.
Phương pháp tính thời gian này giúp bạn rèn luyện bộ não của mình để duy trì công việc trong thời gian ngắn. Cách thực hiện như sau:
Đặt bộ hẹn giờ của bạn trong 25 phút và bắt đầu làm việc.
Khi chuông kêu, hãy nghỉ 5 phút.
Sau đó, đặt lại bộ hẹn giờ và quay lại làm việc.
Sau khi thực hiện xong 4 lần liên tiếp, bạn có thể nghỉ lâu hơn, khoảng 20 đến 30 phút.
Khám phá thêm tại:
4. Khóa mạng xã hội
Nếu ý định của bạn là ngững tập trung để kiểm tra Facebook hoặc Instagram 5 phút một lần, bạn có thể sử dụng một vài ứng dụng ngăn chặn mạng xã hội.
Có một số ứng dụng như Freedom, AppBlock, FocusMe và Focus,... hoạt động trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính của bạn. Ngoài phương tiện truyền thông xã hội, các ứng dụng này cũng cho phép bạn chặn các trò chơi trực tuyến, cũng như các ứng dụng và trang web như YouTube, Netflix, Amazon, Twitter, tin nhắn văn bản và thậm chí cả email.
5. Cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn
Tất cả chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra khi "bao tử lên tiếng". Sự kết hợp đáng sợ giữa đói và giận dữ là một trong những nguyên nhân gây thất bại của sự tập trung. Vì vậy, để giữ cho bộ não của bạn không bị phân tâm, mức năng lượng của bạn tăng lên và cảm xúc của bạn luôn ổn định, hãy đảm bảo rằng bạn không trì hoãn hoặc bỏ bữa.
Cần cân bằng protein nạc, carbohydrate phức hợp và chất béo lành mạnh để duy trì năng lượng. Ăn nhẹ với trái cây tươi, rau, quả hạch hoặc hạt nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Và, để tăng thêm sức mạnh, Trường Y Harvard cho biết hãy bao gồm một số “thực phẩm tốt nhất cho não” trong ngày của bạn: rau xanh, lá như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, cá hồi, việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, quả óc chó, trà xanh và cà phê với lượng caffeine vừa phải,...
6. Ngủ đủ giấc
Không ngủ đủ hầu hết các đêm trong tuần có thể tác động tiêu cực đến cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn cũng như khả năng tập trung của bạn.
Lượng giấc ngủ được khuyễn khích đối với người lớn (từ 18 đến 60 tuổi) là 7 giờ/một đêm trở lên. Người lớn tuổi hơn có thể cần đến 9 giờ mỗi đêm.
Để tăng cường sức khỏe giấc ngủ của bạn, bạn nên lưu ý:
Tránh đồ uống có chứa caffein sau giờ ăn trưa.
Tắt tất cả các thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể kích thích não của bạn và khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ.
Hãy dành thời gian để thư giãn. Đọc sách, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng.
Giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ và yên tĩnh.
7. Đặt mục tiêu SMART
Nếu sự thiếu tập trung của bạn là kết quả của việc bạn cảm thấy choáng ngợp trước một dự án phức tạp, hãy thử chia nó thành các phần nhỏ hơn và kết hợp các bước nhỏ hơn vào công thức SMART.
SMART là viết tắt của:
Specific. What exactly needs to be done? - Chính xác thì cần phải làm gì?
Measurable. How will you track your progress? - Bạn sẽ theo dõi sự tiến bộ của mình như thế nào?
Achievable. Is it realistic? - Mục tiêu có thực tế không? Nó có thể được thực hiện trước thời hạn không?
Relevant. How does it fit with the overall plan or bigger goal? - Làm thế nào để nó phù hợp với kế hoạch tổng thể hoặc mục tiêu lớn hơn?
Timely. When does it need to be done? -Khi nào thì hoàn thành mục tiêu?
Khi thực hiện một dự án lớn, phức tạp bạn nên chia nhỏ mục tiêu để có thể tăng cường khả năng tập trung và tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể.
8. Rèn luyện tâm trí
Tâm trí của bạn có xu hướng đi lang thang khỏi nơi mà nó phải ở? Đừng lo lắng, bạn chắc chắn không đơn độc. Suy nghĩ mất tập trung là điều phổ biến và ai cũng đều trải qua.
Theo Mayo Clinic, chú tâm có nghĩa là bạn có thể duy trì nhận thức về từng khoảnh khắc hiện tại của bạn và những gì bạn đang làm - đó là một tín hiệu tuyệt vời khi bạn đang tập trung.
Bằng cách lưu tâm và nhận biết khi nào sự chú ý của bạn bắt đầu trôi đi, bạn có thể nhanh chóng đưa sự tập trung của mình trở lại vị trí cần thiết. Ngoài ra, bạn thực sự có thể rèn luyện trí não của mình để lưu tâm hơn bằng cách thực hành các kỹ thuật thở, thiền, yoga,...
9. Lập danh sách việc cần làm
Bạn sẽ đạt được hiệu suất cao hơn nếu thường xuyên xem qua danh sách những việc cần phải làm. Thói quen này sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian bị phí phạm trong một ngày – cho dù bạn không thể hoàn thành hết những việc trong danh sách.
Sau khi bạn lập danh sách, hãy chọn hai hoặc ba nhiệm vụ chính và đặt chúng ở đầu - VỊ TRÍ ƯU TIÊN. Sau đó, xếp hạng các mục còn lại theo thứ tự quan trọng. Điều này cho phép bạn giải quyết các công việc khẩn cấp khi não bạn đang ở mức năng lượng cao nhất trong ngày.
10. Làm sao để tập trung vào từng nhóm nhiệm vụ
Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải chuyển từ kiểu suy nghĩ này sang kiểu suy nghĩ khác (còn gọi là “đa nhiệm”)? Vì vậy bạn nên chọn các nhiệm vụ có tính chất tương tự, nhóm chúng lại với nhau và thực hiện từng công việc một.
Điều này làm cho quá trình chuyển đổi mượt mà hơn và bạn có thể thấy rằng bạn hoàn thành được nhiều việc hơn bằng cách không chuyển từ loại nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Theo Healthline
Comments